Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Cho con ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ béo phì khi trưởng thành

Là cha mẹ, bạn luôn muốn những gì tốt nhất cho con mình, và bạn không bao giờ muốn để con bị đói.

Tuy nhiên, nếu bạn sớm cho con ăn quá nhiều, thì có thể sẽ làm thiết lập lại chương trình trao đổi chất của con.

Một cuốn sách mới đã xem xét về dinh dưỡng sau sinh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống sau này khi trưởng thành. Nó cho thấy, trẻ cần được can thiệp sớm để giảm mức độ béo phì.
trung tâm đào tạo kế toán tại nguyễn chí thanh
Nhà khoa học Mulchande Patel – đồng tác giả của cuốn sách kiêm giáo sư sinh hóa tại Đại học Buffalo – cho biết “các nghiên cứu trên động vật cho thấy việc ăn quá nhiều hoặc tăng lượng calo có nguồn gốc carbonhydrate chuyển hóa trong thời kỳ ngay sau sinh có thể làm thiết lập lại chương trình trao đổi chất của mỗi người, và gây ra các kết quả tiêu cực sau này.

“Những phát hiện trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các quy trình sinh hóa chịu trách nhiệm về chương trình trao đổi chất trong thời kỳ bú sữa ở chuột sẽ không bị đảo ngược khi giới hạn lượng calo ở mức vừa phải trong giai đoạn sau khi cai sữa”.

Patel và các đồng nghiệp đã dành hàng thập kỷ để nghiên cứu các mô hình động vật béo phì, đặc biệt tập trung vào sự trao đổi chất và ảnh hưởng của nó trong giai đoạn sáu tuần sau khi sinh.
trung tâm kế toán tại thủ đức
Ông cũng lưu ý rằng, cách mà một số người cho trẻ ăn, chẳng hạn như cho trẻ uống sữa công thức không hạn chế, và cho ăn thức ăn đặc chứa nhiều carbohydrate – thường là các loại ngũ cốc và hoa quả - cũng sẽ làm thiết lập lại chương trình trao đổi chất.

Nhà khoa học Patel cho hay, việc cho trẻ ăn quá nhiều có thể làm thay đổi ADN của trẻ, có nghĩa là tương lai đứa trẻ đó sẽ có nguy cơ béo phì.

Theo ông Patel, “những ảnh hưởng có ích của việc cho con bú đối với giảm béo phì ở trẻ, cũng như ảnh hưởng của sự can thiệp dinh dưỡng sớm đối với các vi khuẩn đường ruột ngày càng được ghi nhận nhiều hơn”.
trung tâm đào tạo kế toán tại minh khai
Hiện nay, đã có bằng chứng cho thấy rằng dinh dưỡng bị thay đổi trong quá trình bào thai (do mẹ suy dinh dưỡng, béo phì hay tiểu đường) có thể ảnh hưởng lâu dài đến khả năng trao đổi chất của con, dẫn tới sự phát triển béo phì khi trưởng thành, tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa khi trưởng thành.

Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường loại 2, các loại bệnh ung thư và bệnh tim.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét