Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

VÌ SAO NHÀ NƯỚC KHÔNG IN THẬT NHIỀU TIỀN

1- Bạn và 10 người nữa bị lạc trôi dạt vào một đảo hoang trên biển, trên đảo chỉ là bãi cát. Thức ăn, thứ uống không có. Lúc này bạn ước có quả dưa hấu trôi qua hay ước có cục đô la trôi qua => Nhà nước có nên in tiền trong lúc này không?
Trường hợp, trên đảo này có vùng dưa hấu đủ để 11 người này (có bạn trong đó) sống cho đến khi có cứu trợ tìm thấy. Gần đó có 3 người cũng bị kẹt trên một đảo không có gì hết ngoài cái bì tiền, và họ mang tiền sang mua dưa hấu nơi bạn, vậy bạn có bán dưa để lấy tiền không.
Như vậy, khi không có giá trị của cải được tạo ra thì đồng tiền có in ra nhiều mấy cũng không có giá trị.
2- Trong quan hệ tài chính quốc tế:dịch vu kế toán thuế trọn gói
Xét 2 quốc gia Việt Nam và Mỹ, tỷ giá hiện tại 20,000 VND/$. Giả sử Việt Nam in thêm rất nhiều tiền, trong khi các yếu tố khác không đổi. Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên rất đắt đỏ. Người dân Việt Nam có nhiều VNĐ sẽ thấy được lợi ích khi mua hàng hóa ở Mỹ do rẻ hơn tương đối (lúc trước mua 1 bánh mì=1$ và bây giờ vẫn vậy), nhưng để mua được hàng Mỹ thì họ phải đổi VND lấy $ => nhu cầu $ tăng, nghĩa là $ sẽ tăng giá. Lúc này giá quy đổi 1$> 20,000VND, có thể là 30,000VND chẳng hạn.
Nói chung là người Việt Nam không tìm thấy được lợi ích gì từ việc phát hành thêm tiền cả.
TÓM LẠI: Hãy hình dung,mỗi ngày nền kinh tế chỉ sản xuất ra được 1 cái bánh, trong khi nhà nước in ra lượng tiền quá nhiều. Điều này làm cho cái bánh trở nên đắt đỏ, nói khác hơn những đồng tiền mới sẽ làm mất giá trị những đồng tiền cũ. Bản thân tiền chỉ là một tờ giấy có giá trị quy đổi chứ không có giá trị thật sự như vàng/bạc hay kim cương nên tình trạng mất giá rất dễ xảy ra nếu Ngân hàng Trung ương không tính toán tốt. Ngắn gọn, tăng gấp đôi lượng tiền lưu thông trong khi sức mua giữ nguyên sẽ làm giảm giá trị đồng tiền xuống 1/2. Người dân sẽ mất lòng tin vào đồng tiền.
Ngày nay, với việc phát triển thương mại quốc tế và tài chính quốc tế, việc phát hành tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của quốc gia và cách mà chính phủ của quốc gia đó điều khiển nền kinh tế.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Thông tư 18/VBHN-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế

Thông tư 18/VBHN-BTC - Văn bản hợp nhất luật quản lý thuế năm 2015. Hướng dẫn thi hành luật quản lý thuế, hợp nhất các: Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2014;

2. Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2014;

3. Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2014;

4.  Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014, riêng quy định tại Chương I Thông tư này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014;

5. Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Thời gian nghỉ sinh có được tính là thời gian đóng bảo hiểm không?



1.Bảo hiểm xã hội.





Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 tại Điều 35, Khoản 2 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau:



“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”



Theo Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 tại Điều 39, Khoản 2 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội như sau:



“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”





Như vậy:





– Năm 2015: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không căn cứ vào thời gian nghỉ trong tháng đó là bao nhiêu.





– Từ năm 2016 trở đi: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:





+ Nếu trong tháng người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên thì được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.



+ Nếu trong tháng người lao động nghỉ việc dưới 14 ngày thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó.





2.Bảo hiểm y tế.





Theo Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 tại Điều 1, Khoản 7 Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Luật số 25/2008/QH12 như sau:



“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế


dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:



a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;”



Theo quy định trên thì trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì hàng tháng mức đóng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.Người lao động khi nghỉ thai sản vẫn phải đóng bảo hiểm y tế tuy nhiên việc đóng bảo hiểm y tế do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.





3.Bảo hiểm thất nghiệp.





Tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP tại Điều 11 quy định về tham gia hiểm thất nghiệp như sau:



“Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.”





Như vậy:





– Người lao động khi nghỉ sinh con không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ sinh, doanh nghiệp và người lao động không phải đóng bảo hiểm trong thời gian này.

– Thời gian nghỉ sinh không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.



Kết luận:



– Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ sinh con.dịch vụ kế toán thuế báo cáo tài chính tại tp hcm

– Người lao động phải đóng bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ sinh nhưng do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.

– Người lao động được tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ sinh vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

– Người lao động không được tính thời gian nghỉ sinh vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Doanh nghiệp vay quá nhiều chẳng khác gì tự tử

Trần Bá Kim Ngọc mở đầu câu chuyện bằng ví dụ, trong quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp phải đi vay quá nhiều sẽ giống như một người đem một khẩu súng đưa cho người khác và nói rằng, hãy chĩa súng vào tôi. Và người cầm khẩu súng kia, đó chính là ngân hàng, nhà cung cấp mà doanh nghiệp đi vay. Doanh nghiệp sẽ “chết” bất cứ lúc nào, khi đến hạn không có tiền để trả.

Vậy làm sao, để duy trì hoạt động mà không phải vay quá nhiều? Ông Ngọc cho biết, để duy trì hoạt động, DN nên dùng nguồn vốn nội bộ; còn để tăng trưởng về doanh thu thì dùng nguồn vốn bên ngoài. Một điều tối quan trọng là đừng bao giờ vay thấu chi hoặc đi vay ngắn hạn của ngân hàng để mua sắm và tài trợ cho tài sản cố định; tài sản dài hạn phải được mua sắm và tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.
dịch vụ kế toán thuế báo cáo tài chính tại tp hcm
Theo các chuyên gia, để quản trị dòng tiền một cách đúng đắn và hiệu quả, có 3 nguyên tắc chính cần lưu ý.

Đầu tiên, là việc chọn đúng khách hàng và đối tác. Có thể thấy, nhiều công ty hiện nay đang mắc kẹt với những món nợ xấu khó đòi do khách hàng gây ra. Nguyên nhân, đó là chọn sai đối tác không đủ năng lực thanh toán, điều mà lẽ ra họ nên cân nhắc kĩ trước khi tham gia hợp đồng.
dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Thứ hai, đó là việc tối ưu quy trình quản lý hàng hóa thành phẩm và hàng tồn kho để giải phóng dòng tiền. Nếu doanh nghiệp giải quyết được vấn đề này, nguồn tiền sẽ không bị ứ đọng. Quan trọng hơn, trước khi sản suất doanh nghiệp phải dự đoán nhu cầu của trị trường, dự đoán số lượng hàng hóa mà công ty có thể bán ra. Việc thiếu am hiểu về thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh cũng là nguyên nhân cho việc sản xuất dư thừa, dẫn đến tồn kho, ứ đọng vốn.

Và nguyên tắc cuối cùng, đó là dự đoán dòng tiền một cách chính xác. Các doanh nghiệp thông minh đều phải dự đoán dòng tiền một cách thường xuyên liên tục để kiểm soát và cân đối giữa dòng tiền vào ra. Kiểm tra và giám sát chi phí, các khoản nợ, các hợp đồng chờ thanh toán. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp chỉ cần lên kế hoạch thiếu chi tiết, có thể dẫn đến những chi phí phát sinh ngoài tưởng tượng và nguy cơ đổ vỡ, phá sản là điều hiển nhiên.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Xử lý hóa đơn đầu vào của công ty trốn thuế

Hỏi: Các anh chị trên diễn đàn cho em hỏi, em mới đi làm được mấy tháng mà nay đơn vị em được thuế báo là có 5 hóa đơn đầu vào của công ty trốn thuế. Nhưng tại đơn vị và trên tờ khai thuế GTGT chỉ có 4 hóa đơn thôi. Em đã hỏi cán bộ thuế nhưng chị này hách quá, không gợi ý cho một lần mà cứ nhát gừng, khinh khinh, lại bảo em làm công văn cam kết, mà cũng chẳng nói rõ là công văn gì, em hỏi lại thì ăn mắng, kêu đi về đi, em mới đi làm, lơ ngơ không hiểu, mong mọi người chỉ giáo xem đây là công văn gì ạ? Hay là em phải có quà thì mới đc cán bộ thuế chỉ bảo ạ?
Em đã kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ của năm 2013. Anh chị cho em hỏi, em phải làm lại cả BCTC của 2013 (giảm giá vốn) và 2014(điều chỉnh lợi nhuận tăng lên) phải không ạ? Hay chỉ điều chỉnh số dư đầu kì (giảm lợi nhuận thôi ạ)??
Em cảm ơn anh chị rất nhiều, em mới vào nghề, mong đc các anh chị giúp đỡ!!!

Trả lời:
+ không điều chỉnh gì hết,
+ khi nào thuế có thông báo bằng văn bản yêu cầu điều chỉnh, giải trình thì mới làm theo ý em
phạt thì không có, nếu em điều chỉnh ma tăng số thuế phải nộp thì có phạt nộp chậm+ số thuế tăng thêm đó

Chính sách mới về BHXH một lần

Từ 01/01/2016, Nghị quyết 93/2015/QH13 về thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động sẽ có hiệu lực. Theo đó:
- Người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động.
- Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
Bên cạnh đó Nghị quyết 93/2015/QH13 cũng quy định mức hưởng BHXH một lần đối với người đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện, cụ thể cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
2. Hướng dẫn mới về Thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn mới về thuế. Theo đó:
- Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;
dịch vụ hoàn thuế
- Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP .
Thông tư 92/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.

Các hướng dẫn về cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì áp dụng cho kỳ tính thuế từ ngày 01/01/2016.
Trường hợp cá nhân có phát sinh hợp đồng thuê trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp.
3. Xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích
Ngày 14/07/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước. dịch vụ quyết toán thuế giá rẻ
Theo đó, căn cứ để xác định tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích gồm:
- Định mức lao động.
- Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
Trong đó:
- Định mức lao động do Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh ban hành làm cơ sở để xác định tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích phải bảo đảm mức trung bình tiên tiến.
- Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ bình quân xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, chuyên môn, nghiệp vụ, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích nhân với mức lương cơ sở và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng.
- Tiền lương của lao động quản lý được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty đòi hỏi để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
- Hệ số lương, hệ số phụ cấp lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và mức lương cơ bản của lao động quản lý quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/09/2015.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Xin cấp lại sổ bhxh

Chào anh( chị)
Công ty mình có 1 người lao động đang đã có sổ BHXH ở 2 nơi làm việc trước đây, nhưng khi nghỉ việc 2 nơi đó, người đó cũng không quay lại lấy sổ, bây giờ họ đã có 2 sổ nhưng không lấy lại sổ nào cả, 
Mình muốn xin cấp lại sổ BHXH lại cho NLĐ đó thì làm theo mẫu 305 hay 312 trên TS24.
Người lao động đó chưa hưởng trợ cấp 1 lần.
Mọi người giúp mình xíu !
Chúc cả nhà làm việc vui vẻ
Tks!!!!!

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Tỉ giá - Xác định thuế TNDN phải nộp



Tỉ giá - Xác định thuế TNDN phải nộp khi có khoản lãi chênh lệch tỷ giá của tiền mặt, tiền gửi là ngoại tệ phát sinh khi đánh giá lại cuối năm tài chính]

Ngày 15 tháng 06 năm 2015, Tổng Cục Thuế có văn bản số 2327/TCT-CS năm 2015 về xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi có khoản lãi chênh lệch tỷ giá của tiền mặt, tiền gửi là ngoại tệ phát sinh khi đánh giá lại cuối năm tài chính trả lời cho Cục Thuế thành phố Hà Nội với toàn văn như sau:


Trả lời công văn số 6997/CT-HTr ngày 12/2/2015 của Cục Thuế thành phố Hà Nội đề nghị hướng dẫn về xác định thuế TNDN phải nộp khi có khoản lãi chênh lệch tỷ giá của tiền mặt, tiền gửi là ngoại tệ phát sinh khi đánh giá lại cuối năm tài chính, Tổng Cục Thuế có ý kiến như sau:

- Tại khoản 2, Điều 1 Thông tư số 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính quy định:

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Kế toán trường mầm non

Em là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm trong việc làm kế toán ở trường mầm non

Anh/ Chị nào đã và đang làm kế toán ở trường mầm non có thể cho em xin kinh nghiệm hạch toán, phần mềm excel và các thông tư nghị định liên quan đến kế toán trường mầm non với ạ ! Em cảm ơn!

Trả lời: Trường mầm non công lập thực hiện chế độ kế toán HCSN theo QĐ 19. Trường mầm non tư thục thực hiện chế độ kế toán DN (có thể áp dụng QĐ 48 hiện hành).
Theo quy định hiện hành thì các trường mầm non công kế toán thường phải kiêm nhiệm thêm các công việc văn thư, y tế, thủ quỹ (4 công việc này bố trí không quá 2 người).
Trường tư thục thì áp dụng chế độ kế toán DN nhỏ và vừa. Các chi phí cho hoạt động nuôi dạy ghi vào chi phí (154), học phí và các khoản thu khác đơn vị được hưởng ghi vào doanh thu (511). Các chi phí quản lý chung (lương Hiệu trưởng, kế toán, văn phòng phẩm,..) ghi vào 642.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD

Ngày 26/11/2014, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (Luật Doanh nghiệp 2014), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015. Ngày 29/5/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Tờ trình số 3371/TTr-BKHĐT gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/1/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp thay thế Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT. Thông tư nêu trên sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngay sau khi Nghị định về đăng ký doanh nghiệp được Chính phủ ban hành.

Để đảm bảo thực hiện Luật Doanh nghiệp 2014 từ ngày 01/7/2015, trong thời gian Nghị định và Thông tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp chưa có hiệu lực thi hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp như sau:

1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Đối với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp: Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 20, 21, 22, 23 Luật Doanh nghiệp 2014. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014.

- Đối với việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

- Đối với việc lập địa điểm kinh doanh: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, thành viên hợp danh công ty hợp danh, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân, vốn điều lệ công ty, người đại diện theo pháp luật, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014 và quy định tương ứng tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

3. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Trường hợp doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: ngành, nghề kinh doanh, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân, cổ đông sáng lập công ty cổ phần, nội dung đăng ký thuế, hồ sơ, trình tự, thủ tục thông báo thay đổi thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014 và quy định tương ứng tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

- Trường hợp doanh nghiệp thông báo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, thông báo ý kiến về việc công ty cổ phần chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc cấp Giấy xác nhận về việc cho thuê doanh nghiệp tư nhân cho doanh nghiệp.

4. Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng, doanh nghiệp gửi thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đối với việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.

5. Tạm ngừng kinh doanh, quay trở lại hoạt động trước thời hạn
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện tạm ngừng kinh doanh hoặc quay trở lại hoạt động trước thời hạn, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc quay trở lại hoạt động.

Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, quay trở lại hoạt động trước thời hạn, kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

6. Giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 202, 203, 204 Luật Doanh nghiệp 2014.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo về việc đăng ký giải thể doanh nghiệp của doanh nghiệp cho cơ quan thuế.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

7. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2014.

Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.

8. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ tương ứng quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

9. Tổ chức thực hiện
Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Phòng Đăng ký kinh doanh:
- Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình tác nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn để tải các Biểu mẫu về đăng ký doanh nghiệp và công khai Biểu mẫu tại nơi tiếp nhận hồ sơ để người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp biết, thực hiện.

- Cử cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 kể từ ngày 01/7/2015.

Trong quá trình thực hiện công tác đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Quý Sở chỉ đạo Phòng Đăng ký kinh doanh liên hệ với Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

“Ngẫu nhiên” và “Tất nhiên”

Một số người đối với điều này sẽ có chút nghi vấn, “đại nạn không chết” đây là ngẫu nhiên, “tất yếu có phúc” đây là tất nhiên, ngẫu nhiên và tất nhiên tại sao lại có sự liên hệ với nhau? Nói cách khác, “đại nạn không chết” có nghĩa là người đó có vận may. Ngẫu nhiên một lần được vận may (gặp đại nạn không chết), chẳng lẽ tất nhiên lại liên tiếp được vận may (tất có hậu phúc) sao? Giống như một người ngẫu nhiên trúng giải thưởng lớn, chẳng lẽ về sau này lại tiếp tục trúng thưởng sao? Làm gì có đạo lý như thế!
Kỳ thực, điều này bề mặt xem ra là không có đạo lý nhưng trên thực tế thì lại rất có đạo lý, mấu chốt không phải là nằm ở “ngẫu nhiên”, mà là ở “tất nhiên”. Chúng ta lát nữa sẽ phân tích điều này một cách cẩn thận.

Vì sao “đại nạn không chết, tất có hậu phúc”?

Những câu nói của người xưa phản ánh những quy luật khách quan dựa trên những hiện tượng thực tế

“Đại nạn không chết, tất có hậu phúc”, đây là một câu nói của người xưa (cổ ngữ) đã rất quen thuộc với tất cả mọi người, hay còn gọi là câu “tục ngữ”. Những câu cổ ngữ đó được mọi người truyền tụng cho đến nay đều là bởi vì nó nhất định có chứa đạo lý trong đó. Đều là được mọi người đúc kết lại qua việc quan sát những hiện tượng trong cuộc sống hàng ngàn năm qua, là những quy luật khách quan dựa trên những hiện tượng có thật trong thực tế mà tổng kết ra.


Nếu như quy luật tổng kết không chính xác, mọi người cũng sẽ không nói ra, cho dù mọi người có nói ra thì cũng sẽ không được tin tưởng và không được lưu truyền. Cho nên “người gặp đại nạn không chết sau này tất sẽ có phúc”, dù cho không phải là chính xác 100% thì phần lớn cũng đều là như vậy, đây là sự thật khách quan và cũng là quy luật khách quan.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Bị dân phát hiện và "xử" dã man khi đang chuẩn bị bắt cóc trẻ em

Sự việc xảy ra hôm Chủ nhật (12/7) vừa qua, khi người phụ nữ này bị dân làng phát hiện đang cùng 2 người khác thực hiện hành vi dụ dỗ, bắt cóc một em bé 3 tháng tuổi và một bé 3 tuổi tại cửa hàng nằm trên đại lộ Baifu, huyện Shaodong, tỉnh Hồ Nam.
Vụ việc bị phát hiện bởi một trong số các phụ huynh của 2 đứa trẻ. Người dân ngay lập tức bắt giữ một người phụ nữ, trong khi 2 kẻ khác trốn thoát.
Trước khi quyết định đưa cô tới đồn cảnh sát, phụ huynh các em nhỏ và người dân đã tự tay “xử lý” người phụ nữ bằng cách lột đồ, đánh đập và lôi đi giữa phố trước mặt rất nhiều người mặc cho cô này ra sức van xin và khóc lóc.
Thậm chí, các cha mẹ của 2 đứa trẻ càng mạnh tay hơn khi cô này liên tục xin lỗi về hành vi của mình. Người cha cho biết ông ta muốn giết chết người phụ nữ này khi cố tình bắt cóc con họ.
Một người đã dùng điện thoại ghi lại cảnh người phụ nữ bị đánh đập và đưa lên các trang mạng tại Trung Quốc.
Dư luận Trung Quốc nhanh chóng xôn xao vì vụ việc này, nhiều người cho rằng đây là cách xử lý thích đáng dành cho những kẻ bắt cóc và buôn bán trẻ em.
Tuy nhiên một số khác lại cho rằng họ nên giao người phụ nữ này cho công an xử lý hơn là hành hạ như vậy.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Phân biệt kế toán thuế và kế toán tổng hợp

Theo mình thì kế toán thuế thường dùng ở những công ty lớn, họ thường có các bộ phận: kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán ngân hàng... hoặc dùng cho những công ty họ có thuê người làm thuế part time (cuối tháng lấy số liệu bào cáo và làm BCTC).
Còn ở những công ty vừa và nhỏ thì thường chỉ có kế toán tổng hợp, thường làm tất mọi việc, cả thuế, cả bán hàng công nợ luôn.

Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển Thông Tư 200

Điều 14. Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, đã trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng.
Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng;
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho doanh nghiệp khác;
- Thu tiền bán hàng chuyển thẳng vào Kho bạc để nộp thuế (giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và Kho bạc Nhà nước).
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 113 - Tiền đang chuyển
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo.
BÊN CÓ:
- Số tiền kết chuyển vào tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, hoặc tài khoản có liên quan;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo.
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền còn đang chuyển tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.
- Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng (không qua quỹ) nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (thu nợ của khách hàng)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
b) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112).
c) Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở Ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122).
d) Khách hàng trả trước tiền mua hàng bằng séc, doanh nghiệp đã nộp séc vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
đ) Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).
e) Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho người bán, người cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).
g) Việc đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển được thực hiện tương tự phương pháp kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền mặt (xem tài khoản 111)

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Tâm sự của kế toán mới ra trường!

Cái nghiệp kế toán cũng nhiều gian nan vất vả. Để đến được với cái nghề kế toán ta phải trải qua bao nối khổ cực. Từ khi đi học đã phải cố gắng, nỗ lực hết mình, vật lộn với các con số. Suốt ngày phải tính tính toán toán với những con số hàng tỷ đồng. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày lại phải tiết kiệm gom góp đến từng nghìn đồng. Đó là cuộc sống sinh viên.
Đến khi ra trường, công việc thì long đong, lận đận. Với những người may mắn lắm thì xin được việc đi làm ngay. Nhưng mức lương thì bèo bọt ( 1.500.000 đ/ tháng), không bằng lương công nhân. Đó là với những người may mắn. Còn với những người không may mắn thì có thể 1năm, 2năm mới xin được việc, hoặc có thể là lâu hơn nữa.
Tôi là một kế toán mới ra trường. Tôi xin được việc ngay sau khi mới ra trường. Bạn bè nhìn vào thì nói tôi là một người thật may mắn vì ra trường là xin được việc ngay, lại đúng nghề nữa. Nhưng có ai biết đấy đâu. Công việc tôi xin được là một công việc gần nhà. Nhưng có rất nhiều điều đáng phàn nàn. 
- Thứ nhất: Lương 2 tháng thử việc chỉ có 1.500.000 đ/ tháng.
- Thứ hai: Đây cũng là điều quan trọng. Đó là mang tiếng xin làm kế toán nhưng tôi hầu như không phải là một kế toán. Công việc chính của tôi là bán hàng, giới thiệu sản phẩm và chăm sóc khách hàng.
Tôi cảm thấy hụt hẫng vì công việc mới xin được nó không như những gì mà tôi mong đợi.
Bởi vậ tôi mới nói cái nghiệp kế toán cũng thật khổ.
Các bạn kế toán, ai cũng lâm vào tình cảnh giống như tôi thì hãy cùng thôi tham gia đề tài này nhé!

Phải làm gì nếu Giám đốc nói: "Có lẽ em không thích hợp với vị trí này?"

Chảo cả nhà,
Hôm nay, bỗng dưng mình lại có tâm trạng, muốn chia sẻ cùng mọi người...
Mình đang làm kế toán cho một công ty lập trình Pm, công việc phát sinh không nhiều, nhiệm vụ được giao không rõ ràng, thời gian thử việc 3 tháng (bây giờ là tháng thứ 3), ít thử thách nhưng nhiều áp lực...
Gần 3 tháng làm việc ở đây, mình nhận thấy, mình chưa có cơ hội được bộc lộ rõ ràng năng lực của mình, mình chưa có dịp để ghi điểm với giám đốc và mình nghĩ ... với tình trạng này... mình có bị out không?
Mình tưởng tượng đến cảnh, sau 3 tháng thử việc, giám đốc gọi mình đến và nói: "Có lẽ em không thích hợp với vị trí này" thay vì GĐ nói: "Anh không thể nhận em"... Lúc ấy mình phải phản ứng thế nào đây???
Mình sợ, nếu hoàn cảnh ấy đến thật, mình sẽ gượng cười và nói: "Dạ, em hiểu!"
Nhưng, xét một cách toàn diện, mình là một sinh viên mới tốt nghiệp, mình đang cần kinh nghiệm kế toán, liệu mình có nên ở lại công ty không, khi mà kế toán ở đây chỉ đơn giản là "kế toán" thôi???
:sad::sad::sad: