Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam lên tiếng về tranh cãi quanh việc dựng tượng Vua Hùng

Có nhiều ý kiến cho rằng, vua Hùng là một nhân vật trong truyền thuyết nên không có nhiều cứ liệu lịch sử chính xác để tạc tượng. Do đó, thay vì tạc một bức tượng có nhiều nét lai giữa nhân vật lịch sử này với nhân vật lịch sử kia thì không nên tạc tượng. Quan điểm của ông trên cương vị Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đồng thời là phó chủ khảo Hội đồng tuyển chọn mẫu tượng Vua Hùng là như thế nào, thưa ông?
dịch vụ hoàn thiện làm bctc năm
Tượng vua Hùng thì trên di tích lịch sử Đền Hùng đã có nhiều rồi chứ không phải không có. Nếu ai từng hành hương về đất Tổ sẽ thấy trên phù điêu, tượng, tranh ảnh… đều có hình tượng vua Hùng nên nói là tưởng tượng để mà tạc thì không hẳn. Tuy nhiên, các hình tượng này đa phần ở trong các đền thờ mà đối với một danh nhân lớn, một người có công lập quốc như Vua Hùng thì việc làm tượng lớn là cần thiết.
dịch vụ rà soát sổ sách kế toán
Thứ nhất là để bổ sung cho tổng thể cảnh quan của quần thể di tích đền thờ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, Phú Thọ. Thứ hai, mỗi một thế hệ đều có trách nhiệm bổ sung thêm những công trình, hiện vật, hình tượng… để làm phong phú thêm vẻ đẹp cảnh quan cũng như giá trị văn hóa - tâm linh của quần thể di tích này. Có như thế, sau này con cháu chúng ta mới có thêm nhiều nơi để đến tham quan và thăm viếng.
dịch vụ kê khai báo cáo thuê hàng tháng
Thực ra, khu di tích đền Hùng mà cụ thể là đền Thượng là được xây dựng từ thời nhà Nguyễn chứ có phải có từ thời đại Hùng Vương đâu. Thời đại chúng ta công nhận công trình đó là khu di tích lịch sử là vì nó được xây dựng từ thời Nguyễn cách đây 200 năm. Và bây giờ chúng ta xây dựng những công trình mới thì sau này thế hệ con cháu chúng ta sẽ coi đó là di tích.

Vậy theo ông, với một nhân vật tồn tại phần nhiều trong truyền thuyết như vua Hùng thì cần phải đạt những yếu tố gì?

Tôi nghĩ rằng, cứ cho Vua Hùng là nhân vật truyền thuyết, không có hình dáng và mô tả cụ thể nhưng chúng ta đã có tượng rồi nên vẫn có thể tạc được. Thêm vào đó, vào những năm của thế kỷ 20, thời đại Hùng Vương đã được giới khảo cổ và lịch sử tìm thấy rất nhiều hiện vật, nhất là hiện vật Đông Sơn. Cộng thêm các tư liệu lịch sử thì chúng ta có khả năng để dựng được tượng Vua Hùng mà không quá mơ hồ. Bản thân văn học nghệ thuật cũng có quyền dựng những hình tượng từ trong truyền thuyết, lịch sử, văn hoá… Các cụ Thánh Gióng, An Dương Vương, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng… làm gì có hình ảnh mà đòi hỏi phải tạc cho thật giống nhưng người ta vẫn tạc thờ họ khắp nơi đấy thôi.

Việc chúng ta xây dựng một tượng đài Vua Hùng với kích thước lớn để đặt ngoài trời là rất tốt. Vấn đề ở đây là bây giờ tạc tượng như thế nào, cao bao nhiêu, kết hợp với bối cảnh ở đó ra sao… đấy là vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ.

Tiêu chí quan trọng nhất của tượng Vua Hùng đặt ngoài trời đó là phải làm sao để khi người dân nhìn vào họ cảm được đó là vua Hùng. Anh có thể làm bằng chất liệu gì cũng được, hình thế ra cũng được, màu sắc thỏa sức sáng tạo… nhưng phải làm sao để khi người ta nhìn vào cũng phải cảm được đó là vua Hùng chứ không phải nhân vật lịch sử nào khác. Cảm nhận ở đây không chỉ là cảm nhận một con người cụ thể mà là một ông vua, một thời đại. Nghĩa là hình tượng ấy phải tiêu biểu cho thời đại và người dân chấp nhận đó là “Vua Hùng của dân tộc tôi, của đồng bào tôi”.

Vua Hùng ở đây thuộc thế hệ đi trước nhưng có sự gần gũi của một ông tổ, có sự cương nghị của một ông vua, có sự dũng trí khi đấu tranh với thiên nhiên và ngoại bang… để xây dựng được một giang sơn đất nước cho đến ngày nay. Và không chỉ cảm được sự gần gũi, thiêng liêng mà người dân còn cảm thấy tự hào vì được làm con cháu của một ông vua như thế. Tất nhiên, hình tượng ấy phải phù hợp với cảnh quan và tổng thể của khu di tích ấy. Nó vừa là cái riêng nhưng phải nằm trong tổng thể cái chung, đó là điều không thể bỏ qua.

Hội đồng tuyển chọn cũng như UBND tỉnh Phú Thọ đã có kế hoạch như thế nào cho việc xây dựng tượng đài Vua Hùng trong thời gian sắp tới?

Tôi được biết là UBND tỉnh Phú Thọ có ý định thực hiện hai công trình: một tháp Hùng Vương và một tượng đài Vua Hùng. Tháp Hùng Vương thì cuộc thi chưa thành công nên chưa chọn được mẫu. Nhưng một khu di tích đặt trên mặt bằng nhiều rừng núi như vậy thì cũng nên có một cái tháp cao một chút để làm điểm nhấn mà khi đi ở xa người ta có thể định vị được đó chính là khu di tích thờ phụng Vua Hùng và các Lạc hầu, Lạc tướng của ông. Chỉ có điều, tháp đó sẽ được xây dựng và tạo tác như thế nào mới là điều đáng phải bàn kỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét