Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Những người lính mở đường vào vùng đất khó

Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khu vực biên giới Tây Nam Nghệ An là địa điểm hết sức phức tạp về an ninh với nhiều toán phỉ và tội phạm ma túy hoạt động, gây bất ổn về tình hình chính trị, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Trước tình thế đó, Đoàn kinh tế quốc phòng 4 (Quân khu 4) được chuyển từ Hà Tĩnh sang Kỳ Sơn, trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, với nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị tuyến biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào trải dài 165km thuộc 8 xã của 2 huyện Kỳ Sơn, Quế Phong.
học chứng chỉ bổi dưỡng kế toán trưởng
“Bên cạnh ổn định tình hình trật tự, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, Đoàn có nhiệm vụ triển khai các dự án kinh tế quốc phòng, điện đường trường trạm, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, Thượng tá Trịnh Ngọc Quế - Phó Đoàn trưởng Đoàn kinh tế quốc phòng 4 tóm lược về nhiệm vụ của đơn vị.

Năm 2002, những người lính đầu tiên của Đoàn 4 có mặt ở nơi đây. Đó là những ngày nắm cơm đi ngược lên núi cao, vận động đồng bào người Mông “hạ sơn” về trung tâm xã lập bản mới. Là những ngày đôi tay phồng rộp vì cầm cuốc, cầm dao giúp bà con phát nương làm rẫy. “Không còn lo đói, bà con không nghe theo người xấu xúi giục. Cùng với việc đẩy đuổi, tiêu diệt các toán phỉ, các ổ nhóm mua bán ma túy xuyên quốc gia, tình hình an ninh vùng biên giới dần được lập lại, tuyến phòng thủ biên giới được giữ vững, đời sống người dân cũng ổn định hơn trước, đồng bào lo làm ăn, không còn theo kẻ xấu vượt biên sang Lào nữa”, Trung tá Nguyễn Sỹ Toàn – Phó Chủ nhiệm chính trị Đoàn 4 nói.

Mở đường vào Na Ngoi là một trong những nhiệm vụ cốt yếu của Đoàn nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương. Con đường từ Khe Kiền (huyện Tương Dương) qua Nậm Càn (Kỳ Sơn) vào Na Ngoi được hình thành. Nói thì nghe đơn giản, nhưng cung đường ngoằn ngoèo với những khúc cua tay áo, những đoạn dốc cao ngất dài hơn 20km thực sự là thử thách không hề nhỏ đối với những người lính mở đường năm xưa.

Có những thời điểm, 1 trận lũ quét đi qua, toàn bộ công sức của anh em trôi tuột theo dòng nước dữ nhưng ngày qua ngày, tháng nối tiếp tháng, con đường xe cơ giới vào vùng biên đã hoàn thành, rút ngắn rất nhiều khoảng cách cũng như thời gian thông thương, đi lại của bà con. Những cung đường Na Cáng - Phù Quặc, Ka Dưới - Tẳng Păn trước đây chỉ có thể đi bộ nay đã được Đoàn 4 đầu tư, trở thành những con đường chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng biên.
trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp
Thời điểm chúng tôi có mặt, những người lính, những công nhân quốc phòng của Đoàn 4 đang trải nhựa đoạn đường từ chỗ đơn vị đóng quân vào khu vực trung tâm xã Na Ngoi. Chỉ ít lâu nữa thôi, các em học sinh ở đây không phải leo những con dốc nhầy nhụa bùn đất để đến trường. Cũng từ con đường này, nhiều sản vật của bà con người Mông, người Khơ-mú, người Thái sẽ vượt rừng ra đường lớn với giá trị kinh tế lớn hơn trước kia.
đào tạo kế toán cho giám đốc nhà quản lý
Khởi sắc vùng biên giới

8 xã vùng biên Đoàn phụ trách đều thuộc xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An với tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 80% theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Bởi vậy, giúp dân xóa đói giảm nghèo cũng là 1 trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đoàn. Cùng với việc đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều mô hình phát triển kinh tế cũng đã được Đoàn triển khai đến tận từng hộ dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét