Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

“Có người lợi dụng lễ hội để ẩu đả, trả thù…”

Qua các kênh thông tin như báo chí, các lễ hội năm nay đã giảm bớt các sự việc phản cảm, giảm bớt việc “chặt chém”. Khâu tổ chức, chuẩn bị cho lễ hội cũng chu đáo, bài bản hơn. Một số lễ hội năm ngoái để lại dấu ấn không đẹp thì năm nay được chấn chỉnh tương đối, ví dụ như lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, hội Gióng ở đền Sóc…
dịch vụ kế toán thuế tại quận cần giờ
Đó là nhờ sự sắp xếp, công tác tổ chức được cảnh báo trước, sự nhắc nhở, vào cuộc của Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan chức năng, kể cả các cơ quan truyền thông vào cuộc.

Tuy nhiên, trên thực tế các lễ hội năm nay vẫn để xảy ra tình trạng bạo lực như cảnh cướp phết Hiền Quan (Phú Thọ), cảnh tượng giẫm đạp, cướp lộc phản cảm sau lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định) và một số lễ hội khác nữa.
dịch vụ kế toán thuế tại quận củ chi
Tình trạng lộn xộn, bạo lực, vượt vòng kiểm soát của ban tổ chức do số lượng người đông, sự hung hãn, tranh cướp vẫn diễn ra ở các lễ hội. “Dân cướp phết, quan tranh lộc” đó là cụm từ nóng bỏng trên mặt báo. Tuy nhiên cách nói này không cẩn thận chúng ta sẽ bị sa vào "vơ đũa cả nắm" vì không phải ai là dân cũng cướp phết và không phải quan ai cũng cướp lộc.
dịch vụ kế toán thuế tại quận hoc môn
Cảnh tượng cướp phết đã vượt qua tầm kiểm soát của ban tổ chức, vượt khỏi mong muốn của ban tổ chức. Không ai mong muốn tổ chức lễ hội đầu năm lại để xảy ra cảnh băng chân, băng tay, máu me be bét như thế cả.

Từ hiện tượng này, có thể thấy tâm thế của nhiều người đến lễ hội vẫn còn khác nhau. Có người đến lễ hội để tìm sự an vui, tìm sự an ủi, trải nghiệm, giao lưu, thưởng thức không gian lễ hội. Có người lại đến lễ hội bằng những ẩn ức của cuộc sống, ngoài việc cầu danh lợi, có người đến chỉ chờ cơ hội để xả những bức xúc, khó chịu trong mình.

Đấy là chưa kể, lễ hội ở làng xã này, làng xã kia có những nhóm thanh niên có hiềm khích lợi dụng tìm cơ hội để ẩu đả, trả thù nhau. Vì vậy khâu tổ chức lễ hội, càng chu đáo, cẩn thận bao nhiều càng không bao giờ thừa.

Lễ hội đền Trần được tổ chức với việc huy động rất nhiều lực lượng chức năng nhưng ngay sau lễ khai ấn là cảnh tượng giẫm đạp, cướp lộc. Ông có thể nói gì và theo ông, đâu là bản chất của vấn đề này?

Như tôi đề cập ở trên, bản chất của vấn đề là tâm thế người đến lễ hội. Nếu như đến để tìm sự thanh tịnh, an ủi, giảm trừ những tham-sân-si thì sẽ không có những cảnh tượng phản cảm đó. Rõ ràng, biến tướng của lễ hội này đã đi quá đà.

Lễ hội đền Trần mà tâm điểm là lễ khai ấn, đây là tập tục theo tôi đọc các sử liệu là có từ thế kỷ thứ XIII, triều đại Trần thực hiện việc này. Sau đó, đến gần 30 năm sau mới phục hồi, do chiến tranh với quân Nguyên Mông. Theo tôi biết, trải qua bao nhiêu thế kỷ, cái ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc là "Trần triều điển cố" để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương". Từ đó, bắt đầu có truyền thống khai ấn đền Trần này!

Như vậy, bản thân cái ấn đã bị thêu dệt do bộ phận trục lợi, thương mại hóa chứ thực ra ý nghĩa của ấn đền Trền không phải lấy được ấn là thăng quan tiến chức, không phải ấn cầu lộc cầu danh. Bản chất của chữ “Tích phúc vô cương” là nhà Trần ban cho con cháu cái phúc dạy con cháu, bách gia trăm họ biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, phúc đức càng dày thì hưởng lộc càng bền vững.

Cho nên, chỉ nên coi việc sở hữu tờ ấn là nét đẹp, tưởng nhớ công lao triều Trần, là dấu ấn lưu niệm kỳ du xuân mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét