Khởi nghiệp từ ổ trứng dế
Trong phút chốc, mặt bàn đá dưới tán cây vú sữa ở sân trước nhà anh Út Dũng đã bày một mâm đủ thứ côn trùng thuộc loại “ông nuốt bà khen” của giới mày râu, như: Bò cạp, rết, sâu… và chẳng thể thiếu món đặc sản dế xào mặn của chị Út (vợ anh).
Gắp con dế xào mặn bụng đầy ắp trứng bỏ vào chén mời tôi nếm thử, anh Dũng không quên tiếp thị: “Thử đi, ngon quên đường về luôn”. Nhấm nháp con dế trứng béo, ngọt, thơm lừng, giòn tan tôi mới giải tỏa thắc mắc vì sao gần đây dân Đức Hòa đưa món dế vào các buổi tiệc, giỗ chạp. Đây cũng là lý do mỗi tháng 6 tấn dế thịt nhà anh Út nhảy lên bàn ăn.
trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp
Mà cuộc đời anh Út gắn với con dế cũng khá buồn cười – như anh thổ lộ. Cày cục với con lợn, con gà, thậm chí nhảy qua nghề sửa xe mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Tình cờ, đọc báo thấy “nêu gương điển hình” nông dân nuôi dế, anh cười ngất: “Đời thuở ai nuôi con dế chỉ biết gáy te te, ai ăn, bán ở đâu?”. Tối nằm gác tay lên trán thấy đang bí đường làm ăn, bỗng gặp con dế như một lời giải hiệu nghiệm. Thế là, sáng ra anh Út lật đật chạy qua Củ Chi (TP.HCM) mới tá hỏa người ta đầu tư cả tỷ đồng để xây dựng chuồng trại nuôi dế. “Nhìn cơ ngơi trại dế, tôi mới biết họ làm thiệt, con dế kiếm ăn được chứ không phải làm chơi như tui nghĩ” - anh Út bộc bạch.
Mua ổ trứng dế giá 80.000 đồng, anh Út quay về khởi nghiệp. Cái chuồng nuôi lợn nái rộng chục mét vuông được anh cải tạo thành trại nuôi dế. Không có tiền mua thùng nhựa làm ổ dế, anh chuốt tre tầm vông đan thành sọt lót nhựa mà nuôi. “Dế dễ nuôi lắm, chẳng bao giờ bệnh, cho cái gì cũng ăn. Từ khi mới nở cho đến 20 ngày gần như nó chẳng ăn gì, nhưng từ ngày thứ 20 đến 30 (ngày thu hoạch) nó ăn dữ lắm” - anh Út cho biết.
học kế toán kèm riêng theo yêu cầu
Để tìm thức ăn cho dế, anh Út tận dụng các phế phẩm nông nghiệp từ các chợ đầu mối, xí nghiệp, thậm chí trên đồng ruộng, như: Các loại rau, củ, cám, bã bia, bã mì…
Vấn đề bắt đầu nảy sinh khi nuôi dế thành công, anh Út không biết đem bán cho ai. “Tôi loay hoay mãi, bí bách vô cùng khi nhìn thấy sản phẩm mà không biết nơi tiêu thụ”-anh Út cho biết. Nhờ một người mách, anh in danh thiếp rồi tiếp cận các khu giải trí câu cá, chợ chim cảnh tại TP.HCM để tiếp thị. “Trời không phụ lòng người có công, số lượng đặt hàng ngày càng tăng, cho đến lúc tôi không đủ cung cấp”-anh Út cười nói.
khóa học kế toán tổng hợp tại hưng yên
Không đủ hàng cung cấp nhu cầu thị trường cho dù có lúc anh có đến 2 trại nuôi dế (mỗi trại rộng hàng trăm m2), anh Út quay sang mở vệ tinh nuôi dế gia công và thu mua dế. Hiện, anh có đến 5 trại dế vệ tinh cung cấp hàng ngày cho anh. Từ chỗ chỉ chuyên cung cấp sản phẩm thịt dế thô cho thị trường, giờ anh Út còn mở cơ sở chế biến côn trùng và đóng hộp thịt dế. Chưa hết, anh còn liên kết với một doanh nghiệp ở Đà Lạt thử nghiệm sản phẩm “dế Snack” đưa vào hệ thống siêu thị.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh
Ngày khởi nghiệp nuôi dế anh chỉ ao ước nuôi thành công. Khi nuôi thành công anh chỉ mong mỗi tháng có 300kg dế thịt để bán mà trang trải sinh hoạt gia đình. Giờ mỗi tháng anh bán đến 6 tấn dế thịt. Chưa dừng lại đó, sắp tới anh có kế hoạch tăng lên hàng chục nghìn tấn dế thịt/năm cung cấp cho thị trường. Đặc biệt hơn là kế hoạch xây dựng xưởng sản xuất “bột dế” cung cấp protein cho con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét