Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Nhiều tỉnh đồng loạt kiến nghị “giãn” thời gian triển khai chương trình GDPT mới

Kiến nghị lùi thời hạn 1 năm, triển khai từ năm học 2019-2020

Tại phần tham luận và thảo luận, đa phần lãnh đạo, đại diện Sở GD&ĐT các tỉnh kiến nghị “giãn” thời gian thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể 1 năm. Các địa phương lấy thời gian lùi hạn chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ nhân lực và cơ sở vật chất để “chạy” chương trình đổi mới.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho rằng: “Việc thực hiện chương trình mới cần chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ cán bộ nhân sự giáo dục cũng như cơ sở vật chất. Nếu Bộ triển khai đúng thời hạn (năm học 2018-2019) thì tỉnh sẽ gặp khó khăn". Theo đại diện này, việc lùi thời gian là cần thiết để các địa phương chuẩn bị. Thêm nữa, chất lượng giáo dục phổ thông chưa đến mức cấp bách đổi mới ngay. Do đó không cần quá gấp gáp, vội vàng thực hiện chương trình mới khi các điều kiện chưa chuẩn bị tốt.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, lộ trình chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT tổng thể thời gian qua đã được Bộ GD&ĐT thực hiện nghiêm túc bài bản. Xuất phát từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đại diện này cho rằng, chắc chắn các địa phương ở miền núi (điều kiện kinh tế đầu tư cơ sở vật chất giáo dục còn khó khăn, thiếu thốn) sẽ gặp khó nếu triển khai chương trình mới đúng thời hạn.

Đại diện tỉnh Vĩnh Long đề xuất Bộ GD&ĐT tập trung vào vấn đề truyền thông chương trình GDPT tổng thể mới và có hướng dẫn thực hiện cụ thể, chi tiết rõ ràng từng phần gửi tới các địa phương trên cả nước. Theo đại diện này, yếu tố cốt lõi để thực hiện thành công chương trình mới là giáo viên. Tuy nhiên hiện nay giáo viên đa phần chưa đáp ứng yêu cầu mới. Do vậy, Bộ GD&ĐT nên dành thời gian đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ đáp ứng chuẩn chương trình mới trực tiếp, không đào tạo qua hình thức gián tiếp.

“Đồng thời, một rào cản lớn của chương trình mới là cơ sở vật chất. Đối với các tỉnh, thành phố lớn có thể có khả năng bắt kịp và triển khai chương trình đúng thời hạn nhưng các vùng núi, biển và hải đảo thì không thể”.
dịch vụ thành lập công ty
Vị này kiến nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với các Bộ ngành đưa ra chuẩn cơ bản về điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng chương trình GDPT mới phù hợp với từng vùng/ từng địa phương ví dụ như miền núi phía Bắc, vùng hải đảo… Đại diện tỉnh Vĩnh Long mong rằng, Bộ sẽ có ưu tiên kinh phí xây dựng cơ sở vật chất đối với các vùng khó khăn, chưa thể xã hội hóa được. Ngoài ra, cũng nên giảm sĩ số học sinh trên lớp (xây dựng chuẩn về sĩ số lớp học hợp lý) để chương trình GDPT tổng thể mới được triển khai hiệu quả.

“Làm thật chậm, thật kỹ, thật trọn vẹn”

Phát biểu ý kiến đóng góp cho ngành Giáo dục, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội cũng lưu ý vấn đề triển khai chương trình GDPT mới.
dịch vụ hoàn thuế tndn tncn
“Chương trình Phổ thông quốc gia tích hợp theo hạn định sẽ được triển khai từ năm 2016. Quan điểm của Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên nhi đồng là làm sao có chương trình học tốt nhất cho các em. Một lần làm là một lần khó! Chúng ta phải chuẩn bị chương trình, phương pháp, thầy cô trọn vẹn. Một điều rất thử thách nữa là chuẩn bị điều kiện cơ sở. Có lẽ chúng ta phải xem xét rất kỹ điều này. Không thể tiếp tục triển khai để lại đổi mới và sửa. Chúng ta làm thật chậm thật kỹ, thật trọn vẹn. dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hưng yên

Tôi luôn trăn trở suy nghĩ về những vùng sâu, vùng xa và các em dân tộc. Liệu ở đó có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng chương trình mới không và liệu học sinh miền núi sẽ học gì? Học sinh vùng cao có phải học đúng giống như miền xuôi không? Chúng ta không đặt các em thấp hơn học sinh đô thị, đồng bằng nhưng phải đặt chương trình phù hợp với các em”, ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét