Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Chung tay để Sài Gòn thành nơi đáng sống

Cách đây hơn 30 năm, SG đã rất đẹp, hiện đại, văn minh và được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, cho đến ngày nay, do dân số tăng cao cùng nhiều vấn đề khác có vẻ đã làm Sài Gòn không còn giữ được danh hiệu của mình, vậy chúng ta phải làm sao?

Với câu hỏi: “Theo ông/bà, một thành phố có chất lượng sống tốt là như thế nào?”, kết quả khảo sát với 50 người dân cho thấy có đến 94% số người cho rằng một đô thị sống tốt phải là nơi mà an sinh xã hội (giáo dục, nhà ở, y tế) được đảm bảo cho mọi người dân. Tiêu chí giao thông thuận tiện cũng được 94% số người lựa chọn.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
TTO đã có cuộc trò chuyện cùng với những người tứ xứ chọn Sài Gòn để học tập và lập nghiệp để xem họ nghĩ gì về thành phố này và họ đang làm gì để chung tay tạo nên một Sài Gòn “đất lành”, đáng sống.


Vùng đất cạnh tranh nhưng nhiều cơ hội



Thạc sĩ (ThS) Lê Văn Thành, trưởng phòng nghiên cứu văn hóa - xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển Sài Gòn, cho biết người nhập cư vào Sài Gòn vì động lực kinh tế chiếm vị trí áp đảo.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
“Thu nhập, cơ hội việc làm và sự phát triển công nghiệp của Sài Gòn là những nguyên nhân chính thu hút người nhập cư về đây”, ThS Lê Văn Thành nói.

Sau thời gian du học tại Trung Quốc và Malaysia, anh Chiêu Đăng (quê Long An) đã quyết định lập nghiệp tại Sài Gòn. Ngoài công việc chính là nhân viên truyền thông của một nhãn hàng mỹ phẩm lớn, anh còn là chủ một công ty chuyên sản xuất quần áo thể thao. Anh Đăng cho biết Sài Gòn chính là nơi mở ra cho anh những cơ hội thử sức, khám phá và chinh phục những giới hạn của bản thân mình.

“Khi học xong gia đình cũng có ý khuyên tôi về quê làm việc với mức lương ổn định, vị trí khá tốt. Tuy nhiên, tôi muốn được vẫy vùng tại một thành phố phát triển và năng động như Sài Gòn - nơi mà tôi biết rõ chuyện tìm việc hay lập nghiệp không hề dễ dàng nhưng bù lại, bản thân tôi sẽ được thử thách, được cạnh tranh và từ đó không ngừng phát triển để thích ứng, vươn lên”, anh Đăng nói.

Tốt nghiệp cao đẳng, anh Việt An (quê Kiên Giang) quyết tâm lên Sài Gòn lập nghiệp vì “thấy người ta phát triển, tự động bản thân mình cũng sẽ phải chạy theo, chứ không ù lì sống qua ngày như trước được”, anh An chia sẻ.
địa chỉ học kế toán tại tp hcm
Sau thời gian học tập tại Sài Gòn, chị Lê Vân (quê Đắk Lắk) trụ lại Sài Gòn để xin việc và tìm đường hướng tương lai cho mình. Bắt đầu từ vị trí kế toán của những công ty nhỏ, làm 2, 3 việc một lúc để trang trải cuộc sống và lo cho các em, đến nay chị Vân đã là kế toán trưởng của một công ty xây dựng. Chị chia sẻ sự năng động và nền kinh tế phát triển hàng đầu cả nước của Sài Gòn đã níu chân chị.


Những hành động đẹp này cần được nhân lên trong cộng đồng. Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Bích Vân, thanh niên xung phong trực tại trạm giao thông trọng điểm đoạn Xô Viết Nghệ Tĩnh - Bạch Đằng (Sài Gòn), giúp đỡ dẫn cụ già qua đường sáng 31-8 - Ảnh: DUYÊN PHAN

“Đây là nơi có rất nhiều điều để tôi học hỏi mỗi ngày, cho nghề nghiệp, cho cuộc sống. Xuất phát điểm từ một vùng nông thôn nhưng tôi luôn cố gắng để thích nghi với nhịp sống và công việc nơi đô thị để bản thân mình ngày càng phát triển hơn về kiến thức, nhận thức và có những trải nghiệm thú vị trong đời”, chị Vân chia sẻ.

Theo ThS Lê Văn Thành, người nhập cư chủ yếu đến Sài Gòn làm công nhân hoặc tham gia vào các dịch vụ của khu vực phi chính thức (như buôn gánh bán bưng). Một thị trường đông dân, nhu cầu cao như Sài Gòn rất cần những khu vực đó. Do đó, người di cư về đây rất dễ tìm việc làm và thu nhập cũng cao hơn so với ở quê họ.

Mặt khác, sự có mặt của người nhập cư phần nào đó giúp cho Sài Gòn “lấp đầy” những chỗ trống dịch vụ mà người dân tại chỗ không tham gia.


Chung tay, việc nhỏ sẽ làm nên chuyện lớn



Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc năm 2009 ghi nhận dân nhập cư đóng góp 30% GDP của Sài Gòn. Báo cáo cũng cho biết người di cư là động lực chủ đạo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Chị Lê Vân băn khoăn nhiều người quá thờ ơ với việc bảo vệ môi trường, nhất là ở một thành phố đất chật người đông như Sài Gòn.

“Tôi thấy nhiều người ra đường cứ xả rác bừa bãi. Nhiều khi rác nhà mình thì vứt sang sân nhà hàng xóm cho đỡ phiền. Nếu ai cũng đặt lợi ích của mình lên trên cộng đồng thì sẽ làm thành phố ngày một xấu đi”, chị Vân nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét