Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Sự ảo tưởng của... K-pop

Trong khi nhạc Hàn, hay còn được biết tới với cái tên K-pop , nhanh chóng vươn lên vị trí “thống soái” làng nhạc Châu Á và trở thành một biểu tượng văn hóa quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp giải trí Châu Á, thì thực tế, trong bức tranh âm nhạc toàn cảnh của thế giớ vẫn chỉ “nằm bên lề” của dòng chảy âm nhạc đương đại và không thể nào sánh vai với nhạc Âu - Mỹ, chưa nói đến việc thâm nhập vào thị trường này.

Theo các chuyên gia quốc tế góp mặt tại Diễn đàn Âm nhạc Seoul (SMF) - một diễn đàn thảo luận về triển vọng của  ở thị trường quốc tế, thành công của  trên quy mô quốc tế rất khác với thành công của K-pop ở thị trường nội địa cũng như cách mà người dân Hàn Quốc nghĩ về tầm ảnh hưởng của nhạc Hàn trong thị trường âm nhạc thế giới.

Điều này đã được ông Rob Schwartz, giám đốc tạp chí âm nhạc Billboard chi nhánh tại Nhật Bản chia sẻ thẳng thắn tại diễn đàn được tổ chức trong hai ngày 11-12/9 vừa qua.

Một nhóm những chuyên gia am hiểu về thị trường âm nhạc đương đại đã có mặt tại diễn đàn này để cùng thảo luận thẳng thắn về những lý do còn đang cản bước tiến của K-pop, về triển vọng vươn ra thị trường quốc tế và những bước tiếp theo K-pop cần thực hiện để đảm bảo việc ngày càng mở rộng thị trường và không bị rơi vào thoái trào.
dịch vụ kế toán tại hưng yên
Nhiều chuyên gia có mặt tại sự kiện này đã đồng tình rằng mức độ thành công của K-pop trên thị trường quốc tế rất khác biệt so với cách mà K-pop được khắc họa bởi giới truyền thông Hàn Quốc. Ông Rob Schwartz phát biểu thẳng thắn rằng: “Ở Mỹ, K-pop không thành công như người Hàn Quốc vẫn nghĩ”.

Diện mạo bắt mắt, giai điệu bắt tai, vũ đạo điêu luyện là đặc điểm chung mà phần lớn các ca sĩ, nhóm nhạc K-pop đều có, nhưng những điều này dù đã được các lò đào tạo đầu tư cầu kỳ, tỉ mỉ vẫn không thể trở nên thân thuộc và gắn kết với khán giả Mỹ.
thuê dịch vụ báo cáo tài chính
Nhạc phẩm “Gangnam Style” của nam ca sĩ Psy dù đạt được thành công lớn, thậm chí lớn hơn tất cả những nhạc phẩm thành công nhất của những ngôi sao đình đám nhất tại thị trường âm nhạc Mỹ hiện nay, nhưng “Gangnam Style” cũng chỉ được coi là bản hit mang tính “hiện tượng nhất thời”.

Có lẽ sẽ còn rất lâu nữa K-pop mới lại có được một thành công tương tự như vậy. Làn sóng K-pop thực sự chưa thể nào lan tỏa và có tầm ảnh hưởng ở trời Tây.

Theo tư vấn của các chuyên gia có mặt tại diễn đàn, các nghệ sĩ và các công ty sản xuất âm nhạc của Hàn Quốc nên nhấn mạnh hơn nữa cá tính và thế mạnh riêng của các ca sĩ Hàn, để khi tiến vào thị trường âm nhạc Âu - Mỹ, nét khác biệt của họ sẽ tạo thành bản sắc K-pop.

Hiện tại, K-pop đã đạt được thành công lớn ở nhiều nước Đông Á, Đông Nam Á và Nam Mỹ. Chỉ còn thị trường Âu - Mỹ là K-pop đang loay hoay. Thị trường này cũng là nơi diễn ra dòng chảy âm nhạc văn minh và thời thượng nhất thế giới. Nếu không thể thâm nhập vào thị trường này, mãi mãi K-pop vẫn chỉ là dòng nhạc “bên lề”, không thể hòa vào cuộc chơi lớn.
học kế toán phần mềm fast
Không thể phủ nhận K-pop giờ đã vươn lên trở thành nhân tố văn hóa chủ đạo của nền giải trí Châu Á. Văn hóa đại chúng Châu Á đã bị thống trị bởi âm nhạc phương Tây cho tới tận năm 1980, khi J-pop (nhạc Nhật) bắt đầu lấy lại thị trường, tiếp sau là cuộc trỗi dậy của những bộ phim võ thuật Hồng Kông và truyện tranh Nhật Bản.

Đây vẫn là những nét cơ bản mà thế giới hình dung về văn hóa giải trí Châu Á. Giờ đây, trong thế kỷ 21, nhạc Hàn và phim Hàn đã nắm thế thượng phong trong bức tranh toàn cảnh của nền công nghiệp giải trí Châu Á.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét