Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Những câu chuyện buồn rơi nước mắt ở làng đu dây qua suối

Đó là những câu chuyện buồn của người dân đang sống cạnh suối Đôi (xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai). Vào mỗi mùa mưa, họ phải đu dây vượt suối Đôi đi làm, đi học... Mùa khô thì lội dưới suối để đi.

Sống như “người rừng”
dịch vụ hoàn thuế tncn tndn gtgt
Chỉ cách trung tâm xã Ia Dom chừng 4km, nhưng hàng chục hộ dân sống ở khu vực đất lâm trường của Ban quản lý Rừng phòng hộ Đức Cơ có cuộc sống đối lập hoàn toàn với những người dân phía bên kia bờ suối Đôi. Họ không có nhà, không có "mảnh đất cắm dùi", không đường, không điện, không trường, không nước sạch… và nguy hiểm nhất là không cầu qua suối (gọi là suối nhưng vào mùa mưa, lòng suối rộng như một con sông lớn, người dân ở đây chỉ biết nước từ thượng nguồn đổ về đây rất lớn).

Ông Đinh Văn Quang (SN 1962) cho biết, gia đình ông vốn quê ở Cà Mau, trước đây mưu sinh bằng nghề bám biển. Nhưng nghề theo thuyền ra biển ngày càng khó khăn và gặp nhiều nguy hiểm nên ông Quang quyết định đưa cả đại gia đình 12 người lên khu vực đất lâm trường bên kia Suối Đôi sinh sống.
dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Lên Đức Cơ, gia đình ông Quang may mắn được giới thiệu vào làm thuê cho một gia đình ở thị trấn Chư Ty (Đức Cơ). Và họ được đưa vào khu vực đất của lâm trường để làm nông. Chỉ với 2 bàn tay trắng, đại gia đình ông Quang gồm 4 hộ đã lấy tre nứa, mua bạt về dựng thành những túp lều nhỏ ở cạnh bờ Suối Đôi làm chỗ ở. Họ cùng với 12 gia đình khác cùng sinh sống ở đây suốt hơn 3 năm qua, sống như những “người rừng” tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cuộc sống thiếu thốn đủ bề với nhiều nguy hiểm rình rập.

“Chúng tôi ở đây làm thuê theo ngày và được trả 150 nghìn đồng/ngày công cho các công việc như nhổ cỏ mì, thu hái điều… nhưng có khi cả tháng không có việc gì để làm. Lúc đó chúng tôi lại đi mua nợ gạo và mắm muối để ăn, khi nào có việc làm thì sẽ trả”, ông Quang chia sẻ.

Vào mùa mưa lũ, nước từ suối Đôi dâng cao khiến những túp lều bị ngập lút. 16 gia đình với 40 nhân khẩu lại dìu dắt nhau lên núi ở.

Chị Đinh Thị Bé Hảo (SN 1990) kể, có nhiều lần nước dâng lên cao đột ngột, gia đình chị không kịp mang theo đồ ăn nên khi lên núi tránh nạn thì chỉ biết đào củ mì, củ mài để ăn sống qua ngày. “Có hôm nước lớn, tôi mua gạo về bị ướt hoặc rớt xuống sông, chúng tôi phải mang gạo ra phơi hoặc rang cho khô để ăn dần, chứ không thì chết đói”, chị Hảo kể.

Theo anh Dĩnh, ngoài 16 hộ dân đang sống ở khu vực sát bờ suối Đôi ở khu vực giáp núi còn có hàng chục gia đình khác sống với cuộc sống không khác gì 16 hộ dân ở đây.

Tương lai mù mịt của những đứa trẻ
học kế toán tổng hợp thực hành
Trước đây, hơn 100 người dân sống bên khu vực đất lâm nghiệp cùng hàng trăm hộ dân thuộc Đội 15, 17 và 18 phải mạo hiểm lội sông để qua bên kia bờ đi mua đồ ăn và đi làm. Hơn 1 năm nay, họ đã ghóp 5 triệu đồng để làm ròng rọc bắc qua sông với chiều dài khoảng 30m để qua sông vào mùa mưa.

Tuy vậy, việc qua sông của họ vẫn gặp rất nhiều nguy hiểm. Anh Dĩnh cho biết, cách đây chừng 2 tháng, trong lúc ngồi trên chiếc cáp ròng rọc sang kia bờ, không may trục ròng rọc bị gãy khiến anh Dĩnh bị rơi xuống sông. May mắn hôm đó nước chảy không xiết, và anh Dĩnh biết bơi nên đã thoát nạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét